Home REVIEW Giày chạy 14 đôi giày chạy bộ tốt nhất năm 2024

14 đôi giày chạy bộ tốt nhất năm 2024

0

Người chạy cần gì ở một đôi giày? Có lẽ không ngoài những yếu tố: nhẹ, êm chân, hỗ trợ tốt và cảm giác thoải mái khi đi. Cũng có thể, ngoài những yếu tố trên, người chạy cần ở đôi giày chạy, nhất là giày có tấm carbon, là khả năng giúp họ tăng thành tích ở giải sắp tới. Nhưng quan trọng nhất là trải nghiệm của chính người chạy sau hàng trăm cây số đi giày. Từ đánh giá của người dùng và thử nghiệm nghiêm ngặt, dưới đây là lựa chọn của tạp chí danh tiếng Runnersworld cho năm nay.

Những đôi giày tập luyện hàng ngày tốt nhất

Giày toàn diện nhất: Brooks Ghost 15 

Ưu điểm: Lớp bọt DNA Loft v2 mới tăng hẳn khả năng hấp thụ rung chấn – Nhẹ hơn Ghost 14 – Thân giày có phần đệm mắt cá và khoảng phía trước bàn chân thoải mái – Phần gót ổn định 

Nhược điểm: Không có đệm lưỡi gà – Độ chênh mũi gót cao khiến người chạy có cảm giác phần trước bàn chân hơi mỏng

Trong cả thập kỷ, Ghost luôn được những người mới chạy hay người cần một đôi giày tập hàng ngày ưa thích. Thử nghiệm cho thấy Brooks Ghost 15 rất ổn định, xứng danh “đôi giày đáng tin cậy để tập luyện hàng ngày”. Cảm giác mềm khi chạy cũng khá rõ, dù về cơ bản cảm giác cứng là chủ đạo.

Cảm giác “mềm” này là ở lòng bàn chân, còn độ cứng của lớp bọt để hỗ trợ người chạy và hấp thụ rung chấn. Brooks sd bọt DNA Loft nguyên bản cho lớp đế giữa ở dòng Ghost 14 nhưng ở dòng 15 thì đã nâng cấp thành DNA Loft v2 để cảm giác ở phần gót chân êm hơn và nhẹ hơn.

Giày mềm nhất: Saucony Triumph 21

Ưu điểm: Nảy nhưng lớp đế giữa ổn định – Đế ngoài rất bền – Phần thân giày kiểu mới và phần dây buộc hỗ trợ cho việc khóa chặt ơhaanf giữa bàn chân – Cảm giác phản lực tốt hơn dòng Triumph 20

Nhược điểm: Không phù hợp lắm với các bài tập chạy nhanh – Nặng hơn Triumph 20 một chút

Dù sao, dòng Triumph ngày càng tốt hơn khi các thử nghiệm đều có kết quả tốt, về cả độ vừa vặn, độ êm. Cảm giác của người chạy là khá dễ chịu khi lỗ buộc dây hơi nới hơn nên dễ xỏ chân, vừa vặn mà không hề gây khó chịu. Tấm đệm dọc theo lưỡi gà và thân giày kết hợp hoàn hảo cho vòm chân cao.

Saucony thiết kế lại phần buộc dây và dùng lớp đế giữa Pwrrun+ để tăng độ êm ái và hấp thụ rung chấn, đồng thời giảm được 20% trọng lượng so với lớp bọt Pwrrun nguyên bản.

Giày tốt nhất cho nữ: lululemon Blissfeel 2

Ưu điểm: Sản xuất riêng cho thể trạng và cơ chế sinh học của nữ – Phần thân giày được bo rất vừa vặn – Lớp bọt dày, hỗ trợ giảm lực rung chấn tốt 

Nhược điểm: Nặng hơn các dòng giày tập luyện khác – Phần thân giày khá nóng khi đi vào 

Lululemon hiện giờ là nhãn hiệu cho cả chạy bộ và yoga khi gần đây lấn sân sang giày chạy. Năm ngoái, công ty tung ra dòng giày chạy cho nữ đầu tiên mang tên Blissfeel và nhận được hiệu ứng tích cực. 

Thường thì các thương hiệu sản xuất giày cho nữ bằng cách căn cứ vào mẫu của nam rồi giảm kích cỡ nhưng Lululemon thì khác: thiết kế riêng để phù hợp với thể trạng và cơ chế sinh học của nữ. Phụ nữ thường đáp chân nhẹ hơn nên Lulu dùng các tấm đúc từ khuôn 3D ở cả hai bên của phần giữa bàn chân nhằm đảm bảo độ ổn định khi chạy.

Blissfeel 2 có trọng lượng tương đương mẫu trước, dù có cảm giác nặng hơn và hơi ứng hơi khi chạy nhưng thật ra khung giày và lớp bọt không khác gì. Nhiều người dùng cho biết cảm giác khi chạy cũng tương tự như với dòng Ultraboost của Adidas. 

Giày được nâng cấp tốt nhất: Nike Pegasus 40

Ưu điểm: Phần mũi chân rộng hơn dòng Pegasus 39 – Phần giữa bàn chân rất ổn định – Phù hợp cho cả chạy tempo và tập luyện hàng ngày – Rất bền 

Nhược điểm: Hơi nặng hơn mẫu Pegasus 39 – Êm nhưng không mềm và nảy lắm 

Pegasus 39 là mẫu giày tốt nhưng có điểm gây thất vọng: phần mũi chật. Pegasus 40 đã giải quyết được điểm mấu chốt đó với phần thân giày mở hơn ở phần trước bàn chân. Lớp vải không thoáng bằng ở dòng 39 (chất liệu dày hơn đồng nghĩa với nặng hơn), nhưng các ngón chân lại được thư giãn hơn. Ngoài ra phần giữa bàn chân và phần buộc dây cũng chắc hơn.

Với phần đế giày, Nike giữa cả hai phần đế giữa Air – một ở phía trước bàn chân, một ở gót – và lớp đệm vẫn là tấm bọt React chạy suốt đế. Tuy chưa nhẹ và nảy bằng ZoomX, React vẫn mang lại cảm giác tương đối mềm mại và linh hoạt. Pegasus 40 phù hợp với cả chạy tập hàng ngày, chạy tempo, chạy các bài tốc độ hoặc chạy dài nhờ độ nảy tốt, mức hồi chuyển năng lượng và hỗ trợ thích dangd.

Giày êm nhất: Asics Gel-Cumulus 25

Ưu điểm: Cảm giác chạy mượt mà, hấp thụ chấn động rất tốt – Nhẹ hơn dòng Gel-Cumulus 24 – Phần thân giày rộng và mềm nhưng không mang lại cảm giác lỏng lẻo 

Nhược điểm: Lớp vải ở thân giày giữ nhiệt và ẩm – Kích thước hơi dài

Asics Gel-Cumulus 25 là mẫu êm nhất trong dòng Cumulus, và khá giống với mẫu trước của dòng giày đầy hào nhoáng Nimbus. Mẫu giày này không hợp với các bài chạy tốc độ, và khá nhẹ so với lớp đế “dày”. Thử nghiệm cho thấy dù không đầy chân người chạy lao đi như các mẫu Asics Magic Speed hay Saucony Endorphin Speed nhưng Gel-Cumulus 25 mang lại cảm giác thoải mái, ôm chân và rất phù hợp với các bài tập hàng ngày.

Giày có tấm carbon tốt nhất: New Balance FuelCell SuperComp Trainer v2

Ưu điểm: Nhẹ và ổn định hơn dòng v1 – Phần thân giày mềm và linh hoạt hơn – Khóa gót và phần giữa bàn chân phù hợp – Phần mũi chân rộng nhưng không lỏng lẻo 

Nhược điểm: Không nảy bằng dòng v1 – Phần đế giữa hơi lộ 

SuperComp Trainer ra mắt năm 2023 và nhanh chóng được yêu thích vì có lớp bọt rất nảy và rất thú vị khi chạy. New Balance hy vọng lặp lại thành công đó với mẫu v2 dù có một chút thay đổi.

Lớp đế giữa tuân thủ quy định của Liên đoàn Điền kinh thế giới ở mức 40mm để phù hợp với các giải chạy. Mức giảm 7mm khiến đôi giày ổn định hơn nhưng cũng giảm độ nảy. Lớp bọt đế giữa là được bơm TPU và EVA nên rất linh hoạt. Cộng hưởng với hồi chuyển năng lượng là tấm sợi carbon uốn cong và một phần lớp bọt ở đế bị cắt đi. Những thay đổi này giúp người chạy khi đáp chân sẽ hơi trầm người và bật lên bằng phần mũi chân để đẩy cơ thể về phía trước.

Những đôi giày chạy giải tốt nhất

Giày chạy giải marathon tốt nhất: Adidas Adizero Adios Pro 3

Ưu điểm: Lớp đế giữa rộng và ổn định hơn dòng v2 – Năm thanh năng lượng mô phỏng được chuyển động tự nhiên của ban chân – Phần trước bàn chân êm hơn dòng v2 – Rất bám đường khi chạy trên bề mặt ướt

Nhược điểm: Hơi nặng hơn dòng v2 – Hơi bè

Cũng như của Metaspeed Sky Asics, mẫu giày này khá vừa vặn: không quá bó ở phần giữa bàn chân, không chật ở phần mũi chân. Phần thân giày mỏng ôm lấy bàn chân, nhưng phần gót có thể gấp lại tạo ra sự khác biệt, giúp người chạy xỏ giày rất dễ dàng.

Đế giữa là hai lớp bọt LightStrike Pro rất nảy nhưng êm chân khi tiếp đất, không khiến cơ thể người chạy bị ảnh hưởng. Thay cho tấm carbon vốn có ở dòng Adizero Adios Pro ban đầu là năm trục năng lượng mô phỏng bàn chân. Các thanh EnergyRods 2.0 này không cứng như các tấm carbon, hòa cùng chuyển động của bàn chân thay vì cưỡng ép lực chuyển động dồn vào điểm cố định.

Adizero Adios Pro 3 có đế cong với điểm chuyển tiếp nằm ở 70% chiều dài đôi giày, giúp người chạy tăng tốc dễ dàng và hiệu.

Giày phù hợp cả chạy giải và tập luyện hàng ngày: New Balance FuelCell Rebel v3

Ưu điểm: Thêm lỗ buộc dây và lưỡi gà có lớp lót làm tăng độ vừa vặn – Đến giữa rất mềm, hồi chuyển năng lượng cao – Phom giày rộng hơn và phần gót chắc chắn hơn nên độ ổn định hơn hẳn mẫu v2 – Hợp với chạy dài hơn mẫu v2

Nhược điểm: Không mang lại cảm giác tốc độ như mẫu v1 và v2 – Vẫn hơi ngắn nhưng đúng với kích thước hơn mẫu v2

Rebel v3 có những gì mà mẫu trước còn thiếu: lớp đế ngoài được tăng thêm cao su để bền hơn, phần vải ở thân giày tốt hơn, và thêm 1,5mm bọt FuelCell ở đế. Những cải tiến đó khiến mẫu giày này hợp với chạy dài hơn, dù vẫn phù hợp với cả chạy giải. 

Giày toàn diện nhất: Nike Vaporfly 3

Ưu điểm: Ổn định và nhẹ hơn dòng Vaporfly 2 – Chạy êm và ít ồn hơn dòng trước – Phần trước bàn chân được tăng lớp bọt ZoomX và ít cao su hơn – Thân giày bằng lớp vải Flyknit cực thoáng khí

Nhược điểm: Lưỡi gà mỏng và không có lớp đệm nên có thể bị gập và trượt – Phần thân giày không co giãn

Eliud Kipchoge có thể đã đi mẫu Alphafly có thông số kỹ thuật thậm chí còn cao hơn để phá mốc hai giờ, nhưng nếu nhìn vào kết quả của bất kỳ giải marathon major nào cũng sẽ cho bạn biết Vaporfly là lựa chọn dành cho nhiều chân chạy xuất sắc. Và may mắn thay, phiên bản thứ ba vẫn cho cảm giác sống động và nhanh như hai phiên bản trước. Nike đã đại tu Vaporfly từ phần cao su trở lên, hòng biến mẫu giày này trở nên nhẹ nhất.

Nỗ lực giảm trọng lượng đến từ tạo hình đế giữa. Lớp bọt vẫn là ZoomX mang lại khả năng hồi chuyển năng lượng hàng đầu nhưng có một đường cắt ở thành giày – vị trí bàn chân của bạn không cần hỗ trợ– và một rãnh nhỏ dưới phần giữa bàn chân để giảm vật liệu. Tấm cao su lớn, phẳng dưới phía trước bàn chân cũng không còn nữa, được thay thế bằng một mạng lưới các vấu hình kim cương, xoay 45 độ, có các đường cắt. Thử nghiệm cho thấy giày luôn mang lại cảm giác khô ráo và kết cấu mới loại bỏ được cảm giác hơi ồn khi chạy như thường thấy ở hầu hết các mẫu siêu giày mới.

Một điều cần lưu ý: Thân giày Flyknit cực kỳ mỏng và thoáng khí nhưng không co giãn chút nào, vì vậy đừng buộc dây quá chặt, nếu không bạn có thể phải chịu áp lực lên mu bàn chân.

Những đôi giày chạy ổn định nhất

Giày toàn diện nhất: New Balance Fresh Foam X 860v13

Ưu điểm: Rất bền – Đế giữa mềm hơn và nhẹ hơn mẫu v12 – Phần trước bàn chân và phần ngón chân rộng hơn – Hỗ trợ vòm chân

Nhược điểm: Vẫn hơi nặng so với các dòng chạy hàng ngày – Không phù hợp với các bài chạy nhanh – Lưỡi gà hơi ngắn

Cũng như mẫu 860v12, New Balance Fresh Foam X 860v13 vẫn có 2 lớp bọt Fresh Foam ở đế giữa: lớp trên mềm còn lớp dưới để tăng tốc. Nhưng New Balance lại tinh chỉnh công thức tăng độ êm của đế giữa, giảm độ cứng nên lớp bọt EVA mang lại cảm giác dễ chịu hơn hẳn. Cảm giác của người chạy cũng sống động hơn, gần với dòng Fresh Foam X 880.

Với những người thích các đôi giày ổn định thì mẫu 860 gần như hoàn hảo. Phần trước bàn chân mà mũi giày đều rộng rãi hơn nhưng không khiến người chạy thấy lỏng lẻo mà bám chân toàn diện. 

Cho cảm giác chạy nhanh nhất: Brooks Hyperion GTS

Ưu điểm: Nhẹ và hỗ trợ tốt – Lực chuyển từ gót lên mũi chân rất mượt – Phù hợp cho cả người chạy lệch trong và bàn chân trung tính – Thân giày thoáng khí 

Nhược điểm: Không có nhiều mẫu kích cỡ lớn – Lớp đệm mỏng ở lưỡi gà và cổ giày 

Năm 2020, Brooks sử dụng mẫu Hyperion Tempo để thể nghiệm lớp bọt được bơm nitrogen DNA Flash – sau đó được dùng cho các đôi siêu giày của hãng. 

Mẫu GTS có lớp bọt dày hơn ở cạnh chân và giữa chân, đóng vai trò lực đẩy.   Thiết kế GuideRails khiến trọng lượng giày tăng một chút nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng mà mang lại sự cân bằng giữa hỗ trợ và phản hồi lực tốt hơn một số mẫu khác, đồng thời rất cân bằng giữa độ êm ái và hỗ trợ khi chạy các bài tốc độ.

Mẫu giày này êm vừa đủ để sử dụng cho các bài tập, dù chạy nhanh, khởi động hay hạ nhiệt. Tuy nhiên phần lớn người chạy cho rằng mẫu giày này mang lại cảm giác ổn định khi chạy nên hợp với chạy dài hơn là tập hàng ngày.

Những đôi giày chạy trail tốt nhất

Giày toàn diện nhất: Salomon Thundercross

Ưu điểm: Bảo vệ chân tốt khi chạy trên đá dù không có tấm hỗ trợ – Lớp bọt Surge mới bền và mềm hơn khi chạy dài – Lớp vấu 5mm bám đường khi chạy trên đá và đường trơn 

Nhược điểm: Thân giày hơi ấm – Lớp cao su Contagrip hơi trơn 

Được coi là mẫu giày tiêu biểu của Salomon, Thundercross khá ôm chân và bảo vệ người chạy dù có chạy trail hay không, trong bất kỳ điều kiện nào. Phần thân giày không hướng đến giảm trọng lượng mà để bảo vệ người chạy trong những điều kiện địa hình khó khăn nhất. Lớp vải dày ở ngón chân hạn chế nguy cơ khi chạy trên địa hình đá dăm, lưỡi gà kín giúp hạn chế bùn bẩn văng vào phía trong giày và giữ cho chân không bị ướt khi chạy qua suối.

Lớp đệm của Thundercross còn khá cứng nhưng phần dưới bàn chân lại được tăng thêm bọt. Lớp đế giữa bằng bọt Energy của Solomon mềm hơn nên tạo cảm giác thoải mái hơn.

Giày thoải mái nhất: Topo Athletic MTN Racer 3

Ưu điểm: Lớp đế ngoài cao su Vibram bám dính – Bám đường khi chạy địa hình ướt – Lớp đế giữa Zipfoam mới rất êm và phản hồi năng lượng – Phần ngón chân rộng 

Nhược điểm: Không có tấm hỗ trợ khi chạy trên nền đá – Cảm giác chạy không thật chân bằng mẫu 2

Mtn Racer 3 có lớp vấu bám đường để chạy trên những con đường mòn lầy lội. Mẫu giày này không có tấm hỗ trợ khi chạy trên đá nhưng để bảo vệ bàn chân, Topo tăng thêm 3mm ở gót và phần trước bàn chân. Lớp đế giữa Zipfoam cũng được nâng cấp nên mềm và nhẹ hơn, phản hồi lực tốt hơn.

Ưu điểm lớn nhất của Mtn Racer 3 là êm ái, dù chạy lên dốc hay xuống dốc. Lớp cao su Vibram thêm cũng các lỗ buộc dây giày, độ linh hoạt của đôi giày khiến các cữ chạy ngắn hay dài đều dễ chịu.

Giày đế bằng tốt nhất: Altra Lone Peak 7

Ưu điểm: Số lượng và kích thước các vấu tăng – Thân giày liền khít ôm sát phần giữa bàn chân hơn – Cảm giác chạy ổn định hơn dòng Lone Peak 6 – Đế ngoài cao su bám hơn khi chạy đường ướt

Nhược điểm: Phần mũi chân hơn mỏng hơn các mẫu trước – Nặng hơn mẫu trước 

Lone Peak 7 phù hợp cho chạy nhiều kiểu địa hình, kể cả nền sỏi, đổ dốc, lên dốc núi hay chạy qua nước. Thử nghiệm cho thấy độ bám đường rất tốt, rất êm và vẫn mang lại cho người chạy cảm giác vững vàng ngay cả khi đáp chân xuống nền đá.

Với mẫu này, Altra đã sửa đổi phần thân giày để đảm bảo rằng phần ngón chân đủ rộng rãi để bàn chân di chuyển tự nhiên và xòe ngón chân ra, nhưng không chuyển động quá nhiều. Mặc dù hệ thống buộc dây có thể tùy chỉnh của mẫu trước giúp ích cho một số người, nhưng mẫu 7 này cho cảm giác chắc chắn hơn nhờ phần thân giày không có đường khâu, giúp lưới ôm sát bàn chân hơn mà không bị nhăn và bó lại.

(VnRun tổng hợp từ RW)

NO COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Exit mobile version