Abebe Bikila – người thay đổi lịch sử chạy bộ

Abebe Bikila – người thay đổi lịch sử chạy bộ

Chân chạy ấy được coi là một trong những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử marathon nhưng ít ai biết rằng để có được giây phút đó, ông phải nhờ đến sự trợ giúp của số phận. Chính khoảnh khắc về đích ở Rome (Italia) năm 1960 ấy, Abebe Bikila đã thay đổi cả lịch sử làng chạy bộ. 

oOo

Bikila đang làm công việc chính là vệ sĩ của hoàng gia Ethiopia khi tài năng điền kinh phát lộ. Nhưng tất cả chỉ dừng lại ở đấy cho đến khi ông có mặt tại Olympic Rome ở phút chót sau khi thành viên chính thức Wami Biratu chấn thương khi chơi bóng đá. 

Khi ông tới Rome để tham gia nội dung marathon, trớ trêu thay không có đôi giày nào vừa chân. Ông cố gắng chạy với một đôi giày không khớp cỡ nhưng rồi vào ngày thi đấu đã quyết định chạy chân đất như lúc luyện tập.

Trong một buổi tối ấm áp ở Rome đó, một vận động viên chạy chân đất đã làm nên lịch sử cho châu Phi và gây rúng động làng thể thao thế giới. Tối đó, đường phố thủ đô Italia ngập tràn khán giả cổ vũ cho các chân chạy, binh lính cầm đuốc soi sáng cung đường khi Abebe Bikila trong trang phục áo đen quần đỏ rút đích.

Trước đó, gần như cả chặng đường, ong chạy song song với ứng cử viên nặng ký người Morocco Rhadi Ben Abdesselam. Cho đến khi cách đích hơn 1km, ông vắt đầu tăng tốc, vượt khỏi các đối thủ bám đuổi để về đích đầu tiên, giơ hai cánh tay lên trời đánh dấu giây phút chân chạy da đen đầu tiên từ châu Phi (cũng là người Ethiopia đầu tiên) giành HCV Thế vận hội. Thành tích 2:15:16 của ông là kỷ lục thế giới và gây sốc cho tất cả, nhất là khi ông chạy chân đất.

Thường thì nhà vô địch đều có thứ hạng nên người ta biết đến họ nhưng Bikila gần như vô danh”, tác giả viết sách chạy bộ Tim Judah cho biết. “Vì thế mọi người càng sốc bởi một sự thật – một người châu phi chạy chân đất vô địch marathon.”

Bikila trở về trong vai trò của người hùng dân tộc, được hàng nghìn người chào đón. Tuy nhiên chức vô địch đó có tầm quan trọng vượt ra ngoài biên giới quốc gia của ông.

Lúc đó là thời kỳ phi thực dân và châu Phi dần bước ra vũ đài thế giới”, Judah cho biết. “Vì lẽ đó, ông như ngôi sao hy vọng tỏa sáng và là biểu tượng của cả một kỷ nguyên.”

Biểu tượng của chiến thắng do Bikila thực hiện vẫn còn đến ngày nay.

Nếu bạn nhìn vào những gì xảy ra ở châu Phi, độc lập chỉ bắt đầu sau khi Abebe Bikila chiến thắng ở Rome,” chân chạy đồng hương nổi tiếng từng vô địch Olympic và thế giới Haile Gebrselassie thừa nhận.

Khi Bikila về nước, tờ báo Nation của Kenya đưa tin rằng nhà vua Haile Selassie tặng thưởng ông huy chương Ngôi sao cao quý nhất, thăng chức cùng tặng một ngôi nhà và chiếc xe Volkswagen Beetle mới.

oOo

Quá trình vươn lên của Bikila không rực rỡ lấp lánh như chiến thắng ở Olympic.

Sinh năm 1932 tại ngôi làng Jato ở nông thôn Ethiopia, ông là con trai một người một chăn cừu. Cuộc sống khó khăn không lấy đi của ông khát vọng vươn lên qua những lần tham gia chơi thể thao. Khát vọng ấy càng cháy bỏng khi ông chuyển tới thủ đô Addis Ababa để gia nhập quân đội hoàng gia với vị trí vệ sĩ của nhà vua Haile Selassie.

Chính trong môi trường quân đội, tài năng điền kinh của ông được HLV người Thụy Điển Onni Niskanen (được chính phủ Ethiopia mời đến huấn luyện binh lính) phát hiện ra. Niskanen bắt đầu huấn luyện cho Bikila để tham gia các cuộc thi marathon. Tuy nhiên ông không được coi là chân chạy tốt nhất của đất nước nên danh sách tới Rome tham gia thế vận hội không có tên ông mà người được chọn là Wami Biratu, nhưng chỉ vài ngày trước khi lên đường, Biratu chấn thương và đành ở lại quê nhà, nhường suất cho Bikila. Sau đó là lịch sử.

oOo

Di sản của Bikila được khẳng định hơn nữa ở Thế vận hội Tokyo 1964 khi ông bảo vệ được tấm HCV marathon – trở thành chân chạy đầu tiên làm được điều này. Cho đến nay cũng chỉ có 3 người đạt thành tích tương tự, ngoài ông là chân chạy người Đông Đức Waldemar Cierpinski và huyền thoại người Kenya Eliud Kipchoge.

Lần này ông đi giày nhưng phải đối mặt với một thử thách còn lớn hơn. Chỉ 40 ngày trước khi Thế vận hội khai mạc, Bikila mắc bệnh viêm ruột thừa phải phải trải qua một ca phẫu thuật.

Dù chỉ có vài tuần phục hồi, nhưng ông vẫn chứng tỏ khả năng phi thường khi băng băng về đích ở sân động động quốc gia Tokyo và lại lập kỷ lục thế giới với thời gian 2:12:11.

Theo Liên đoàn Điền kinh Quốc tế, Bikila vô địch 12 trong 13 lần tham dự các giải marathon quốc tế trong giai đoạn 1960 – 1966. Nhưng chỉ 5 năm sau chức vô địch Olympic thứ hai của ông, thảm kịch ập xuống.

oOo

Tháng 3 năm 1969, khi đang lái chiếc Volkswagen Beetle, Bikila bị tai nạn giao thông ở Sheno – cách Addis Ababa 76km – khiến ông bị thương từ vùng cổ trở xuống.

Ông được đưa bằng máy bay tới bệnh viện Stoke Mandeville ở Anh để chữa trị nhưng vẫn phải chấp nhận sự thật là không bao giờ đi lại được nữa.

Nhưng tinh thần của ông không bao giờ suy sụp, sau khi có thể điều khiển bàn tay, ông liền tập các môn thể thao khác, chứng tỏ tài năng ở bộ môn bắn cung và bóng bàn.

Năm 1970, ông tham dự đại hội thể thao Stoke Mandeville ở London – hình thức ban đầu của Paralympics. Thậm chí ông còn vô địch nội dung 25km băng đồng bằng xe trượt khi tham gia giải tổ chức ở Na Uy. 

Tuy nhiên di chứng từ tai nạn quá nặng, ông qua đời tháng 10 năm 1973 khi mới 41 tuổi. Nhà vua Haile Selassie tuyên bố quốc tang để bày tỏ lòng tiếc thương ông.

oOo

Tuy qua đời sớm nhưng di sản của Bikila luôn tồn tại. Ở Addis Ababa có một sân vận động mang tên Abebe Bikila, rất nhiều ngôi trường và nhiều giải thưởng được lấy tên của ông.

Nhưng di sản lớn nhất của Bikila là ông đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ chạy dài ở khắp Đông Phi, biến khu vực này thành thánh địa của marathon trên thế giới. Chặng hạn người đồng hương Ethiopia Haile Gebrselassie và Eliud Kipchoge của Kenya đã tiếp tục làm rạng danh châu Phi trên đấu trường quốc tế.

Chúng tôi [các chân chạy châu Phi] là kết quả tiếp nối của Abebe Bikila. Vì có Abebe Bikila, tôi trở thành một vận động viên tầm cỡ thế giới,” Gebrselassie thừa nhận. Còn với chân chạy đại diện cho Ethiopia tham gia nội dung 3000m vượt chướng ngại vật tại Thế vận hội Paris vừa qua Getnet Wale thì Bikila chính là “người mở đường”. “Ông ấy là người đầu tiên và luôn được nhớ tới, cho tới tận ngày hôm nay.”

Vào kỉ niệm lần thứ 50 chiến thắng của ông (năm 2010), giải marathon Rome lấy chủ đề chính là cảm hứng từ Bikila, và Ethiopia giành trọn 2 chức vô địch. Cách chân chạy nữ chiếm trọng bục giải thưởng, còn nhà vô địch nam Siraj Gena đã chạy chân đất 300m cuối. Dù không mấy du khách tới thăm Rome biết rằng tấm biển nhỏ xíu hướng vào bức tường Foro dei Imperiali là để vinh danh Bikila, ông vẫn được coi là người hùng dân tộc, “người Ethiopia giải phóng” đã đưa Italy bước vào bình minh của dân chủ.

(VnRun tổng hợp)

vietnammarathon

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *