Google search engine
HomeREVIEWGiày chạyLợi ích của siêu giày

Lợi ích của siêu giày

Một nghiên cứu công bố gần đây trên các tạp chí Y khoa và Khoa học thể thao mang lại cái nhìn sâu hơn về siêu giày. 

Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ hàng trăm chân chạy thuộc đủ lứa tuổi, giới tính để đánh giá về cơ học khớp, lượng oxy hấp thụ và tải trọng xương chày (hoặc trọng lượng mà xương ống chân của bạn phải chịu) khi chạy bằng siêu giày (Nike Air Zoom Alphafly 1) và bằng giày chạy thông thường (Adidas Adizero Adios 5).

Các nhà nghiên cứu thu được kết quả sd siêu giày giúp người chạy giảm lượng tiêu hao oxy tới 3%, nhịp tim giảm 2%, giảm tải trọng tổng hợp lên xương chày. Có nghĩa là siêu giày mang lại hiệu suất chạy bộ tốt hơn, giảm được rủi ro chấn thương ống đồng.

Còn chưa rõ ràng về cơ chế sinh học giúp tăng thành tích nhưng theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân một phần là chạy bằng siêu giày sẽ trải khối lượng chạy lên khắp cơ thể, nhờ đó người chạy đỡ mệt hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sử dụng tấm sợi carbon tạo ra “hiệu ứng bập bênh” khiến chạy bộ được cải thiện hiệu suất và giảm tiêu hao năng lượng. Hiệu ứng này về cơ bản sẽ tạo ra nhiều lực đẩy ở gót chân cho chu trình chuyển động. nói cách khác, hiệu ứng này tăng độ nảy và đưa người chạy lao về phía trước.

Tiến sĩ Rich Willy thuộc Phòng thí nghiệm chạy bộ Montana từng thực hiện nghiên cứu về chấn thương xương chày và chấn thương ống chân, cho biết kết quả cho thấy một số dòng siêu giày thật sự giảm được áp lực lên xương ống chân, nhưng cần tuân theo một số nguyên tắc.

Có nhiều cách chữa trị đau xương ống chân tốt hơn dùng siêu giày. Lý do là phần lớn các đôi siêu giày đều có khung cao, tạo thành điểm tựa không ổn định khi chạy với nhiều runner. Siêu giày phù hợp với những cung đường có chất lượng tốt, ngược lại nhiều người khá chật vật khi chạy bằng siêu giày trên những cung đường không mấy bằng phẳng”, ông chia sẻ.

Tuy nhiều mẫu siêu giày phân phối lực tác động lên chân tốt hơn trong lúc chạy nhưng tiến sĩ Willy cho rằng người chạy nên rèn xương ống chân và xương mác bằng các bài tập tăng sức chịu đựng trong lúc chạy và đi bằng giày nào cũng được chứ không nhất thiết là siêu giày.

Để cải thiện xương và cân gan chân, bài tập tốt nhất là tập tăng cường bắp chân khi đứng một chân. Chúng tôi khuyến nghị người chạy nên bắt đầu với trọng lượng phù hợp cho 3 cữ tập, sau 2 đến 4 tuần thì tăng trọng lượng ở mức người chạy nâng được 6-8 lần, 4 cữ mỗi chân”.

Yếu tố quan trọng không kém là tăng dần khối lượng chạy, bởi vì tăng số km chạy mỗi tuần quá nhanh hoặc tăng tốc độ chạy quá mức cần thiết sẽ dễ dẫn đến chấn thương ống chân. Ngay cả những người chạy giàu kinh nghiệm cũng bị chấn thương kiểu này nếu họ tăng đột ngột số km thay vì tăng từ từ theo lộ trình. Quy tắc 10% nên được áp dụng, với cả trường hợp tăng khối lượng chạy hay cường độ chạy.

Tiến sĩ Willy cũng tán thành cách tiếp cận tăng dần số km chạy mỗi tuần và tăng tốc độ chạy theo từng mốc phù hợp, ngoài ra cứ mỗi bốn tuần tập luyện nên có một tuần giãn cách “để xương hồi phục”. Trong tuần hồi phục này, người chạy nên giảm khoảng 25% khối lượng chạy để hệ xương khớp có cơ hội “theo kịp” tiến độ tăng khối lượng và cường độ.

Đương nhiên chế độ dinh dưỡng và duy trì các bài tập một cách thường xuyên cũng có vai trò quan trọng trong hạn chế chấn thương. Chẳng hạn, các bằng chứng cho thấy khi người chạy nạp ít ca lo thì nguy cơ chấn thương liên quan đến xương cũng tăng theo.

Về tổng thể, siêu giày có những lợi thế không thể phủ nhận, nhưng “chúng ta không nên quên rằng người chạy vẫn là yếu tố chính. Người chạy muốn nhờ vào giày để cải thiện thành tích cũng có thể cải thiện bằng nhiều cách khác, chứ không nên trông chờ tất cả vào đôi giày”, tiến sĩ Willy kết luận.

(VnRun tổng hợp)

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments