Lập kỷ lục thế giới dù bị ung thư trực tràng giai đoạn 4

Lập kỷ lục thế giới dù bị ung thư trực tràng giai đoạn 4

Chân chạy ultra người Anh Nathaniel Dye đã vài lần chạy quãng đường 100 dặm nhưng lần chạy gần đây nhất từ Essex đến London trong 2 ngày, từ 28 đến 29 tháng 10, rõ ràng là chặng đường ấn tượng nhất – và đặc biệt nhất của anh.

Giáo viên dạy nhạc 37 tuổi này được chẩn đoán mắc ung thư trực tràng giai đoạn 4 vào tháng 10 năm ngoái, nhưng các dấu hiệu như cảm giác cạn kiệt năng lượng khi chạy xuất hiện từ tháng 3.

Kể từ khi biết kết quả chẩn đoán, Dye trải qua nhiều đợt hóa trị cũng như phẫu thuật khẩn cấp để cắt trực tràng và làm hậu môn nhân tạo.

Quyết tâm không để căn bệnh ung thư hoặc quá trình điều trị ngăn cản anh tham gia môn thể thao yêu thích, anh vẫn xỏ giày tham dự giải UTMB 108 dặm khét tiếng khắc nghiệt vào tháng 9 năm nay.

Đáng tiếc là Dye chạm ngưỡng COT khi hoàn thành được 98km sau khoảng 24 giờ chạy. Nhưng anh vẫn quyết tâm trở lại bằng cách thử chạy 100 dặm – quãng đường xa nhất với bất kỳ chân chạy nào mang hậu môn nhân tạo.

Nỗ lực của anh không chỉ nhằm mục đích phá kỷ lục hay đạt được số dặm mà để kể câu chuyện về cố gắng của bệnh nhân ung thư chạy 100 dặm để truyền cảm hứng cho cộng đồng bệnh nhân ung thư, đồng thời quyên tiền cho một tổ chức từ thiện hợ những người mắc chứng bệnh tương tự anh.

Tôi nhận thức rất rõ rằng mình là cái bóng của con người trước đây và luôn biết rằng hoàn thành chặng đường sẽ là một thành tựu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Không phải vì tôi sắp làm điều gì đó mới mẻ (tôi đã có ba lần chạy khoảng cách tương tự) mà đơn giản bởi vì cơ thể tôi là không thể làm được điều đã từng làm”.

Thời khắc khó khăn nhất với tôi là vào một thời điểm nào đó trong khoảng từ 10 giờ tối đến 11 giờ tối, tức là tôi đã chạy được khoảng 12 tiếng, dưới trời mưa tầm tã, một mình lội qua vũng bùn trong bóng tối. Tôi thấy thật tồi tệ vì thậm chí còn chưa chạy được nửa quãng đường nhưng cảm giác nặng nề và chậm hơn sau mỗi bước chân. Nhưng tôi vẫn tiếp tục vì nếu không chỉ còn một lựa chọn là bỏ cuộc. Và điều đó không xảy ra”, anh chia sẻ.

Dye không đơn độc trong thử thách này. Anh được người anh trai tên Jon và cậu bạn thân Ed hỗ trợ, họ chạy xe theo anh, cổ vũ tinh thần bằng cách thường xuyên tiếp bánh kẹo.

Và thật ngạc nhiên là nhiều người khác cũng đến ủng hộ anh. “Trong suốt cữ chạy, và đặc biệt là về cuối chặng tới London, những người có liên hệ với tôi (ở nơi làm việc, câu lạc bộ chạy bộ, bạn bè, v.v.) đã xuất hiện và thậm chí còn chạy cùng dù tôi đang chạy với tốc độ khoảng 10 phút/km. Thật vô cùng cảm động”.

Nhưng chính khi anh phát hiện ra người bạn tên Cath đang đợi ở đích đến Tower Bridge, sức nặng của thành tích mới thực sự tác động đến anh. “Tôi gục xuống khóc nức nở. Cứ như đã trải qua cả một thời đại, toàn bộ cơ thể tôi ngập trong cảm xúc lẫn lộn tuôn trào. Phải đến khi chạy xong 100 dặm thì tôi mới nhận ra nó thực sự có ý nghĩa như thế nào. Ngay tại đó, vào thời điểm đó, cữ chạy có ý nghĩa hơn tất cả”.

Lý do? “Bởi cũng như thất bại ở giải UTMB cho thấy rằng căn bệnh ung thư đã hạn chế tôi, việc chạy được 100 dặm bất chấp mọi khó khăn cho thấy rằng căn bệnh ung thư đã không ngăn cản được tôi”.

VnRun dịch từ RWUK)

vietnammarathon

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *