Google search engine
HomeTIN TỨCTin quốc tếVui buồn chuyện VĐV chạy bộ nhập tịch tại SEA Games 32

Vui buồn chuyện VĐV chạy bộ nhập tịch tại SEA Games 32

Nhập tịch VĐV là vấn đề muôn thuở trước bất kỳ giải thể thao nào chứ không chỉ SEA Games, trở thành nỗi niềm với người hâm mộ mọi môn thể thao. Môn điền kinh, nhất là các nội dung chạy, không nằm ngoài vòng xoáy đó. Tại SEA Games 32 tổ chức ở Campuchia, nhập tịch lại một lần nữa là tâm điểm chú ý khi khá nhiều đoàn sử dụng VĐV thuộc diện này, tuy nhiên không phải cứ trường hợp nào cũng thành công mà không ít trường hợp thứ để lại là dư vị đắng ngắt. 

Không thể phủ nhận rằng nhập tịch mang lại thành tích trước mắt cho các đoàn theo kiểu “giống ngắn ngày”. Trên thế giới, việc này không phải điều gì hiếm thấy, ngay ở sân chơi Olympic thì các lực lượng các VĐV nhập tịch cũng khá phổ biến. Chúng ta chưa quên VĐV Mutaz Essa Barshim (sinh ra trong 1 gia đình Sudan nhập cư) đã mang về tấm HCV nhảy cao cho Qatar – cũng là tấm HCV điền kinh đầu tiên ở Thế vận hội của nước này. Barshim cũng là người mang lại nhiều HCV nhảy cao khác ở các sân chơi giải VĐTG, Á vận hội hoặc Đại hội thể thao trong nhà châu Á. Một trường hợp nổi tiếng khác trong các nội dung chạy là VĐV nhập tịch Mo Farah (gốc Somalia) đã mang lại HCV các cự ly 5000 và 10000 m tại 2 kỳ Olympic liên tục (2012, 2016), thậm chí còn được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ. 

Với SEA Games 32 tại Campuchia, các VĐV nhập tịch ở các nội dung chạy vẫn tiếp nối được “ưu điểm” mang lại thành tích cho các đoàn. Tiêu biểu là Kieran Tuntivate (ảnh trên). Chân chạy sinh ra ở Hoa Kỳ, thành viên CLB Bowerman Track này mang lại cho Thái Lan 1 HCĐ Á vận hội (2018) và 2 HCV (5000 và 10000 m) tại SEA Games 30 năm 2019 tại Philippines. Ở SEA Games lần này Kieran đánh bại Lương Phước Đức (1500m) và Sonny Montenegro Wagdos (5000m) để mang về thêm 2 HCV, giúp Thái Lan giành ngôi nhất toàn đoàn nội dung điền kinh (16 HCV). Chân chạy gốc Hoa Kỳ Robin Lauren Brown cũng mang về khá nhiều huy chương ở các kỳ SEA Games, lần này cô đóng góp thêm 1 HCB 400m vượt chướng ngại vật khi chỉ chịu thua nước rút thần tốc của Nguyễn Thị Huyền ở những mét cuối cùng.

Tuy nhiên không thiếu những trường hợp VĐV nhập tịch không đáp ứng được tiêu chí thành tích. Ngay trước thềm đại hội thể thao khu vực, người hâm mộ điền kinh Thái Lan phải đón nhận một tin không vui với khi chân chạy marathon hàng đầu Tony Ah-Thit Payne thông báo dính chấn thương gãy xương sườn số 8 và không thể tham dự đại hội (ảnh dưới). Tony là VĐV nhập tịch gốc New Zealand, từng giành HCĐ marathon SEA Games 31 tổ chức ở Hà Nội vào năm 2022 (thành tích 2:26:40). Anh vừa tham dự London Marathon, một trong 6 giải thuộc hệ thống World Majors danh giá, thành tích tốt nhất của anh là 2:16:56, được lập tại Frankfurt Marathon 2018 và được đánh giá là một trong những đối thủ mạnh nhất cho chiếc HCV tại Đại hội thể thao khu vực năm nay. Một VĐV nhập tịch khác của đoàn Thái Lan là chân chạy gốc Australia Joshua Robert Atkinson không chỉ không bảo vệ được tấm HCV giành được ở Hà Nội năm 2022 mà không có cơ hội đứng trên bục nhận huy chương khi chỉ về thứ 4 cự ly 400m nam.

Trường hợp đáng nhớ nhất trong  thất bại của các VĐV chạy bộ tại SEA Games 32 là chân chạy marathon Piseth Yang phải bỏ cuộc giữa chừng vì sốc nhiệt. Chân chạy gốc Trung Quốc này được coi là “lá bài tẩy” của Campuchia và được đoàn chủ nhà giữ kín, chỉ công bố tên vào cuộc họp kỹ thuật chiều 5/5, tức là chỉ 1 ngày trước khi diễn ra nội dung marathon. Campuchia có lý do để hy vọng vào Piseth khi thành tích tốt nhất của anh là 2h 15 phút, vượt xa các ứng cử viên khác tại SEA Games lần này, nhưng có lẽ vì muốn giữ bí mật quá mức nên Piseth Yang chỉ tới Siem Reap có 2 ngày trước thời điểm thi đấu và không kịp làm quen với thời tiết. Hậu quả là anh sốc nhiệt, buộc phải bỏ cuộc giữa chừng dù dẫn đầu trong những km đầu tiên.

Piseth Yang của đoàn chủ nhà Campuchia phả bỏ cuộc giữa chừng nội dung marathon vì sốc nhiệt. (Ảnh: Internet)

Không phải cứ nhập tịch VĐV giỏi là sẽ thành công, ngược lại cứ dùng VĐV nội là không thể cạnh tranh huy chương. Chiếc HCV lịch sử nội dung 800m nam của đoàn chủ nhà là do công Chhun Bunthorn – một người Campuchia chính hiệu, hoặc 4 HCV cá nhân của Nguyễn Thị Oanh là những ví dụ không thể phủ nhận. Nhập tịch VĐV hay không là do quan điểm muốn có thành tích tức thì hay cách làm xây nhà từ móng, chấp nhận “đau thương” để các VĐV nội địa có cơ hội phát triển. 

Không có quan điểm nào là đúng hay sai tuyệt đối, nhưng rõ ràng khi các quan chức thể thao ký quyết định nhập tịch ồ ạt thì nên cân nhắc đến tình cảm coi trọng “màu cờ sắc áo” của người hâm mộ, hầu hết họ không muốn cổ vũ cho những người thậm chí không nói được ngôn ngữ của đất nước VĐV đó đại diện. “Nhập tịch VĐV bất chấp như thế là không đúng với tinh thần của SEA Games. Thua cuộc là một phần của việc trở nên tốt hơn. Chiến thắng mà không có bản sắc thì ko phải là chiến thắng. Tại sao lại cứ tổ chức bằng được các môn thi khi mà những tài năng nội địa không có cơ hội tỏa sáng?”, chuyên gia phân tích thể thao người Malaysia Pekan Ramli chia sẻ trên tờ New Straits Times.

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments