Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Google search engine
HomeTIN TỨCTin trong nướcLá thư ông Đoàn Ngọc Hải gửi Bộ trưởng ngành VHTT&DL

Lá thư ông Đoàn Ngọc Hải gửi Bộ trưởng ngành VHTT&DL

Đi sang Siem Reap trực tiếp cổ vũ cho các VĐV Việt Nam tham dự nội dung marathon SEA Games 32, sau đó trực tiếp thay mặt quỹ thể thao thưởng động viện 2 VĐV đạt huy chương là Lê Thị Tuyết (HCB, 50 triệu đồng), Hoàng Nguyên Thanh (HCĐ, 30 triệu đồng), hỗ trợ dinh dưỡng cho 2 VĐV đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ (Trịnh Quốc Lượng, Nguyễn Thị Ninh), ông Đoàn Ngọc Hải đã đúc kết tâm sự và những gì được chứng kiến thành lá thư gửi người đứng đầu ngành thể thao. VnRun xin đăng lại nguyên văn bức thư đó như sau.

Kính thưa Bộ trưởng,

Tôi đã đến Campuchia để cổ vũ và động viên bốn cháu vận động viên đội tuyển quốc gia của chúng ta dự thi cự ly chạy bộ 42,195 km SEA Games 32.

Giải marathon cự ly chạy bộ 42,195 km danh giá SEA Games 32 đã kết thúc. Việc Hoàng Nguyên Thanh – đương kim vô địch SEA Games 31 năm 2022 ở Việt Nam không bảo vệ được chức vô địch và chỉ đạt huy chương đồng là điều mà tôi đã báo trước cho bác sĩ tim mạch Đinh Linh – một chân chạy phong trào xuất sắc Sub 2 giờ 47 phút và Đan Quyết – chân chạy phong trào top 1 tại Việt Nam nhiều năm nay Sub 2 giờ 37 phút. Tôi 54 tuổi sub 3 giờ 58 phút.

Tôi và bác sĩ Đinh Linh có cùng quan điểm: Sau khi dự giải vô địch Marathon quốc gia báo Tiền Phong năm 2023 ngày 26-3-2023, và phải dốc hết sức để so tài với Nguyễn Văn Lai ở cự ly 42,195 km trên một cung đường núi đầy dốc cao lên xuống từ km thứ 2 đến km thứ 39 ở tỉnh Lai Châu mà Hoàng Nguyên Thanh lại có thể thành công ở giải SEA Games 32 diễn ra sau đó có hơn 1 tháng. Ngay cả đương kim kỷ lục gia thế giới ở cự ly chạy bộ này là KIPCHOGE cũng chẳng bao giờ khùng điên chạy giải gần nhau như thế, trong 1 năm anh ấy chỉ dự từ 1 đến 2 giải và khoảng giãn cách giữa các giải rất xa. Nen nhớ khoảng thời gian giữa 2 giải khốc liệt, đầy tính cạnh tranh mà Hoàng Nguyên Thanh và Lê Thị Tuyết vừa phải đối mặt chỉ cách nhau 1 tháng 10 ngày.

SEA Games 31 ở Việt Nam năm 2022, Hoàng Nguyên Thanh đã đánh bại chân chạy AGUS PRAYOGO 38 tuổi người Indonesia này để đoạt chức vô địch, năm nay cũng chính chân chạy người Indonesia này chạy phong độ không xuất sắc nhưng vẫn dễ dàng bỏ xa Hoàng Nguyên Thanh (Thanh ít hơn 10 tuổi, lợi thế của Thanh rất lớn vậy mà thua).

Những ai đã có bề dày kinh nghiệm chạy cự ly 42,195 km đều biết, chạy lên dốc rất mệt, khó chấn thương các mô cơ và khớp gối nhưng nếu khi chạy xuống dốc tốc độ cao thì sẽ tàn phá ghê gớm các mô cơ và khớp gối, hồi phục sẽ rất lâu, điểm rơi phong độ của Hoàng Nguyên Thanh và Lê Thị Tuyết không thể ở mức sung mãn nhất vì đã căng sức ở giải vô địch quốc gia tại tỉnh Lai Châu khi cách giải SEA Games 32 chỉ có 1 tháng 10 ngày.

Vậy ai đã đồng ý tổ chức giải vô địch Marathon quốc gia ngày 26-3-2023 quá gần ngày thi đấu SEA Games 32?? Liên đoàn điền kinh quốc gia, Tổng cục thể dục thể thao hay cá nhân Bộ trưởng Bộ VHTT và DL??

Và ai sẽ nhận trách nhiệm khi để một vấn đề thiếu khoa học này tồn tại nhiều năm nay: sát các kỳ SEA Games mà vẫn tổ chức giải vô địch?? Và khi mà 10 quốc gia còn lại đều không như thế, họ để cho vận động viên của họ đôi chân thật nhẹ nhàng đạt điểm rơi phong độ, còn ta thì làm ngược lại.

Hoàng Nguyên Thanh, Lê Thị Tuyết là những con người chứ không phải những cỗ máy, ngay cả là những cỗ máy thì vẫn phải cho nó nghỉ để không bị cháy máy.

Nếu lãnh đạo nào chỉ đạo, quyết định giải vô địch Marathon quốc gia báo Tiền Phong sát giải SEA Games thì nên viết đơn xin từ chức. Nếu họ không chịu từ chức thì Bộ trưởng phải GIÚP họ việc đó.

Vì đây là lỗi của kiến thức và khoa học chứ không phải chuyện từ trên trời rơi xuống.

Tôi đã may mắn dự 51 giải Marathon cự ly 42,195 km trên khắp thế giới, tôi đã nhìn thấy rất nhiều lỗ hổng của bộ máy tổ chức môn điền kinh, từ việc giải vô địch quốc gia Marathon báo Tiền Phong, giải Đại hội TDTT toàn quốc cự ly chạy bộ 42,195 km để tuyển chọn 4 vận động viên nam, nữ có thành tích cao nhất để vào đội tuyển quốc gia đi dự SEA Games mà không thử doping cho đến việc không sử dụng thiết bị đồng hồ điện tử tại vạch xuất phát và xuyên suốt cuộc đua cho đến khi các vận động viên về đích đến… 

Tất cả chúng ta đều biết có doping, đều có thiết bị đồng hồ hiện đại nhưng chúng ta “cố tình“ không sử dụng, tiêu cực cũng từ đây mà ra khi chúng ta không thử doping, khi chúng ta dùng cả chục trọng tài cầm đồng hồ trên tay để bấm (có thể mua chuộc). Khi mà bốn em Hoàng Nguyên Thanh, Trịnh Quốc Lượng, Lê Văn Tuấn, Lê Thị Tuyết… chạy về đến vạch đích tại sân Mỹ Đình thì các trọng tài yêu cầu chạy thêm 1 vòng sân 400 mét, đến các vận động viên sau đó thì lại không cần thêm 1 vòng sân nữa. 

Tôi đứng chứng kiến mà thực sự rất sốc, tôi có suy nghĩ thể thao Việt Nam là như thế này ư?? Không công bằng vì cách làm tùy tiện của cán bộ thể thao. Điều đó khiến các kỷ lục cá nhân của mỗi vận động viên dự giải Marathon đại hội TDTT toàn quốc năm 2022 hầu hết không chính xác, kỷ lục đại hội, kỷ lục quốc gia chắc chắn cũng không chính xác và không công bằng. Với đội ngũ cán bộ thể thao như vậy thì việc đo quãng đường 42,195 km chắc chắn sẽ còn nhiều dấu hỏi lớn được đặt ra: ĐÃ CHÍNH XÁC CHƯA???

Tôi rất mong Bộ trưởng xỏ giày tập chạy bộ và cố gắng 1 lần cán đích cự ly chạy bộ 42,195 km để thấu hiểu được bộ máy mà Bộ trưởng đang điều hành.

Một điều kiến nghị với Bộ trưởng nữa, đó là: LƯƠNG CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY BỘ 42,195 KM THUA XA LƯƠNG CỦA NGƯỜI PHỤ HỒ.

Cảm ơn Bộ trưởng đã lắng nghe và tôi mong Bộ trưởng hãy RA TRẬN với phong cách của một người lính.

Trân trọng”,

Đoàn Ngọc Hải

RELATED ARTICLES

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

Most Popular

Recent Comments